Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng ngoài trời luôn là sự quan tâm của tất cả các chủ công trình. Bởi lẽ, nó không chỉ giúp gây ấn tượng đầu tiên với người đi đường mà còn làm nổi bật cảnh quan của công trình, nhất là vào ban đêm. Hôm nay, hãy cùng Sao Nam tìm hiểu các nguyên tắc thiết kế đèn chiếu sáng ngoài trời để làm đẹp thêm công trình của bạn nhé!
Bảo đảm an ninh bằng đèn chiếu sáng ngoài trời
Theo các chuyên gia an ninh, một ngôi nhà không được chiếu sáng đủ sẽ rất dễ thu hút kẻ trộm. Chỉ cần bố trí ánh sáng cảnh quan phù hợp là bạn đã tạo được bầu không khí an toàn hơn cho công trình của mình rồi.
Ba vị trí cần được chiếu sáng nhất là: lối vào, mặt trước căn nhà và dọc theo cửa sổ. Ngoài ra, nếu nhà bạn có hàng rào hoặc tường bao quanh, hãy lắp các đèn chiếu có thể điều chỉnh được bên trong hàng rào và hướng ánh sáng xuống mặt đất. Hoặc bạn có thể lắp đặt dải đèn LED ở chân tường. Nó sẽ tạo ra một dải sáng bao quanh căn nhà.
Tuy nhiên, đừng chiếu thẳng ánh sáng từ hàng rào vào nhà nhé! Bởi lẽ, mắt bạn sẽ bị chói khi có ánh sáng chiếu trực tiếp vào. Bạn không thể nhìn thấy được chuyển động của kẻ trộm nên chúng sẽ có thể tận dụng lợi thế trong tình huống này. Chưa kể, nếu không có đèn từ nhà chiếu ra, những kẻ đột nhập sẽ gần như ẩn mình trong bóng tối. Đây là một mối đe doạ an ninh nghiêm trọng đấy!
Đảm bảo an toàn khi di chuyển trong đêm
Khi trời tối, các lối đi tưởng như thông thoáng vào ban ngày lại có thể trở thành mối nguy hiểm cho bạn và những người thân yêu. Vậy nên, chúng ta cần chiếu sáng những khu vực thường xuyên đi lại để đảm bảo an toàn cho mọi người.
Điều đầu tiên cần lưu ý chính là tạo một điểm hút mắt. Đây là nơi hội tụ nhiều ánh sáng nhất, thường nằm ở cửa trước hoặc lối vào. Điểm hút mắt sẽ giúp mọi người định hướng tốt hơn trong bóng tối, đặc biệt là với người cao tuổi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tạo các đường dẫn vào nhà bằng ánh sáng.
Đèn âm tường, hay đèn cắm sân vườn thường được lựa chọn để chiếu sáng các lối đi bộ và đường lái xe đấy. Điều này giúp tránh những tai nạn khi di chuyển và hư hại cho xe của bạn khi vào ga ra. Thêm vào đó, đừng quên lắp đèn ở các bậc thang hoặc tay vịn nhé! Chắc bạn từng hụt chân vấp ngã khi phải bước lên cầu thang trong bóng tối rồi đúng không?
Làm nổi bật cảnh quan bằng ánh sáng phù hợp
Một nguyên tắc không kém phần quan trọng trong mọi thiết kế đèn chiếu sáng ngoài trời chính là “Làm đẹp cảnh quan”. Có những kiến trúc không quá thu hút vào ban ngày, nhưng nhờ có ánh sáng phù hợp, nó trở thành nên vô cùng nổi bật vào ban đêm.
Bạn có thể phân biệt các vùng khác nhau của khu vườn bằng cách sử dụng các đèn có mức độ sáng khác nhau, hoặc có các chùm sáng theo hướng khác nhau. Chẳng hạn như, lắp đèn ốp panel ở hiên nhà và dùng đèn âm trần cho ga ra. Điều này sẽ tạo nên độ sâu cho không gian, đồng thời giúp bạn phân biệt các khu vực khác nhau trong đêm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng đèn nấm hay đèn cây thông để chiếu sáng các lối đi.
Các đường dẫn ánh sáng này không chỉ giúp mọi người di chuyển an toàn mà còn cho cảnh vật xung quanh lối đi thêm phần nổi bật. Ngoài ra, đừng quên sử dụng đèn chiếu sáng ngoài trời để làm nổi bật vẻ đẹp của cây cối nhé! Hãy đánh sáng từ dưới lên với những cây cao và chiếu sáng từ trên cao xuống cho những cây mọc thấp. Tuy nhiên, tránh đánh sáng các cây có tán lá quá rộng và dày. Nó sẽ phản tác dụng vì cản mất ánh sáng và tạo các khoảng tối trong khu vườn của bạn đấy!
Lựa chọn nguồn sáng tối ưu
Thị trường đèn chiếu sáng ngoài trời hiện nay rất đa dạng với nhiều mẫu mã mới được ra đời. Do vậy, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn cho công trình của mình. Một số loại đèn chiếu sáng ngoài trời phổ biến bạn có thể tham khảo như:
Đèn sợi đốt: Loại đèn này khá tốn điện năng bởi 80% điện năng bị chuyển hóa thành nhiệt. Ngoài ra, ánh sáng của nó còn làm chói mắt và có độ bền thấp.
Đèn halogen: Ánh sáng của đèn đỡ vàng và sáng hơn 10% so với đèn sợi đốt. Đèn halogen cũng có hiệu suất chiếu sáng cao hơn. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn tỏa khá nhiều nhiệt nên đây không phải một lựa chọn tiết kiệm điện năng. Ttuổi thọ của đèn không cao.
Đèn cao áp HPS: Đèn có khả năng chống chịu tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Mặc dù vậy, sản phẩm có nhiệt độ màu thấp và tiêu thụ điện năng lớn. Đèn cũng tốn nhiều chi phí bảo dưỡng, bảo trì hơn các loại đèn khác.
Đèn tuýp huỳnh quang: Quá trình tích điện và chiếu sáng của đèn diễn ra khá nhanh. Đồng thời trong quá trình chiếu sáng, bóng đèn không tỏa nhiều nhiệt lượng nên sáng hơn các loại đèn thông thường. Tuy nhiên, bên trong ống đèn huỳnh quang chứa thủy ngân nên có thể gây hại cho sức khỏe con người và môi trường.
Đèn LED: Đây là loại đèn hoạt động bằng nguyên tắc bán dẫn nên rất tiết kiệm điện, thậm chí lên đến 70% so với loại đèn khác. Ngoài ra, đèn LED còn có chỉ số hoàn màu CRI cao, tỏa ít nhiệt lượng, hiệu quả ánh sáng cao. Hơn nữa, đèn LED được làm từ những vật liệu thân thiện với môi trường nên không gây hại cho sức khỏe con người và có độ bền cao. Tuy chi phí đầu vào của sản phẩm cao hơn so với đèn halogen hay đèn huỳnh quang, nhưng về lâu dài đèn LED sẽ mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn.
Lưu ý màu sắc của ánh sáng
Một điểm quan trọng khác trong thiết kế ánh sáng ngoài trời là nhiệt độ màu tương quan (CCT). Đây là màu sắc của ánh sáng được tạo ra bởi nguồn sáng và được đo ở thang nhiệt độ được gọi là Kelvin (K). Giá trị Kelvin của nguồn sáng càng cao, thì màu sắc của ánh sáng càng gần với ánh sáng mặt trời thực tế.
Chẳng hạn nếu bạn muốn ánh sáng có màu xanh dương, hãy tìm bóng đèn 4200K. Còn đối với ánh sáng màu hổ phách, bạn nên chọn bóng đèn có 3500K trở xuống. Hoặc trong phạm vi từ 3500-4100K, đèn sẽ ánh sáng trắng.
Thông thường, nhiệt độ màu tiêu chuẩn cho ánh sáng ngoài trời là 4000K với chỉ số hoàn màu CRI=70. Tuy nhiên, nhiệt độ màu chấp nhận được sẽ nằm trong khoảng 3000K đến 5000K với CRI là 70 hoặc 80. Tuỳ vào thiết kế của kiến trúc mà bạn có thể cân nhắc màu sắc của đèn cho phù hợp nhé!
Cân nhắc nguồn điện phù hợp cho thiết bị
Lưu ý cuối cùng khi thiết kế chiếu sáng ngoài trời là nguồn điện của thiết bị. Có 3 loại nguồn phổ biến hiện nay là điện dân dụng, pin và năng lượng mặt trời. Mỗi loại nguồn lại cho những ưu và nhược điểm khác nhau.
Đối với các mẫu đèn sử dụng điện dân dụng, ưu điểm của nó là dễ tìm, dễ sản xuất. Bạn thậm chí có thể tự làm loại đèn này. Tuy nhiên, đèn không được bền và tốn nhiều điện năng. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp các mẫu đèn chiếu sáng ngoài trời bằng điện như đèn trụ sân vườn, đèn nấm, đèn pha, đèn tường…
Các mẫu đèn hoạt động bằng pin thì dễ dàng lắp đặt và tốn ít chi phí hơn. Bạn cũng có thể thay đổi vị trí của đèn một cách đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, nhược điểm của loại đèn này là chất lượng ánh sáng sẽ giảm khi sắp hết pin. Bạn cần thay pin thường xuyên và điều này gây hại rất nhiều cho môi trường.
Loại đèn được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay là đèn năng lượng mặt trời. Việc sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên vừa mang lại hiệu quả chiếu sáng cao, vừa an toàn, lại còn thân thiện với môi trường. Sản phẩm dùng bóng đèn led, vỏ bên ngoài bằng nhôm đúc. Tuổi thọ của đèn có thể hơn 10 năm. Vậy nên mặc dù giá thành của đèn năng lượng mặt trời cao hơn hai loại đèn còn lại, nhưng về mặt lâu dài, đây sẽ là lại chọn mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn.
Sao Nam là đơn vị chuyên thiết kế, thi công hệ thống chiếu sáng cho nhà, công trình kiến trúc, khách sạn,…. Ngoài ra, chúng tôi còn là nhà phân phối chính thức các sản phẩm đèn chiếu sáng, thiết bị điện thông minh, bóng đèn LED, thiết bị chiếu sáng của hãng sản xuất đèn uy tín Philips Hà Lan.
Các loại bóng đèn LED Philips với công nghệ chiếu sáng mới, đáp ứng được đủ các tiêu chí bền, đẹp, tiết kiệm 85% điện năng mang lợi ích dành cho mọi người cũng như các hoạt động tiêu dùng trong đời sống với mẫu thiết kế đẹp và tinh tế, kiểu dáng, mẫu mã hiện đại.
Bóng đèn chiếu sáng LED đạt tiêu chuẩn châu u và quốc tế về độ an toàn, độ kín, đảm bảo chất lượng, không chứa các chất độc hại hay phát ra tia sáng ảnh hưởng xấu đến con người và môi trường. Sao Nam tự tin cung cấp đa dạng các loại đèn LED cho mọi nhu cầu của bạn.
Vậy bạn đã hiểu thêm về các nguyên tắc thiết kế đèn chiếu sáng ngoài trời chưa? Nhớ theo dõi Sao Nam để có những gợi ý chiếu sáng cho không gian của bạn nhé!